3 Tháng Bảy, 2020
0 Comments
1 category
I. Khái Niệm :
- Sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C
- Sốt thường là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài hơn 2 đến 3 ngày.
- Ngoài ra, sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, tiếp xúc với hơi nóng, tập thể dục cường độ cao, sau chích ngừa hoặc khóc nhiều cũng làm tăng thân nhiệt.
II. Các Nguyên Nhân Gây Sốt:
– Các bệnh truyền nhiễm như :
- Nhiễm khuẩn vùng và nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm các loại Virus : Sốt Xuất Huyết, Sốt Phát Ban , Sởi , Quai Bị, HIV, Corona virus…..
-Các loại viêm khác nhau như:
- Đinh nhọt, mụn lở loét, hoặc áp xe, viêm gan, dò hậu môn…..
-Các bệnh tự miễn như:
- lupus ban đỏ, Sarcoidosisban, sarcoidosis
-Phản ứng của cơ thể với sự bất tương hợp giữa các nhóm máu:
- Truyền protein lạ vào cơ thể để gây sốt nhầm mục đích điều trị
- Ung thư
-Các bệnh rối loạn chuyển hóa như :
- gút hay bệnh ma cà rồng (porphyria)
- Tiêm muối dưới da hay tiêm bắp gây ưu trương dẫn đến hủy hoại tổ chức và gây sốt.
- Mỡ dư thừa chèn vào trung khu thần kinh não bộ gây sốt.
- Sốt mà y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân được gọi là sốt chưa rõ nguyên nhân ( CRNN)
III. Các giai đoạn của sốt:
gồm ba giai đoạn:
- Sốt tăng: tăng sản nhiệt, giảm thải nhiệt làm nhiệt độ bên trong cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường. Lúc này, bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh, rét run, giảm đổ mồ hôi, da khô và nóng,…
- Sốt đứng: tỉ lệ sản nhiệt/ thải nhiệt = 1, cơ thể vẫn còn lạnh nhưng đã đỡ hơn, thân nhiệt vẫn cao, da khô, không đổ mồ hôi và ít đi tiểu
- Sốt lui: sản nhiệt giảm, thải nhiệt tăng, lúc này cơ thể bệnh nhân vã mồ hôi nhiều, tiểu nhiều, nền nhiệt cơ thể hạ xuống, cảm thấy nóng
IV. Cơ Chế Gây Sốt:
- Yếu tố trực tiếp gây ra cơn sốt trong cơ thể là các chất gây sốt nội sinh – là một loại protein được hình thành bên trong cơ thể. Ngày nay người ta đã tìm ra 11 chất gây sốt nội sinh, trong đó phổ biến nhất là các loại interleukin.
- Quá trình diễn ra sốt bắt đầu từ lúc tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể và tiết ra các chất gây sốt ngoại sinh (độc tố của vi sinh vật, bản thân tác nhân lạ,…). Chất gây sốt ngoại sinh kích thích các đại thực bào và bạch cầu trung tính tiết ra chất gây sốt nội sinh. Chất này tác động lên trung tâm điều nhiệt của cơ thể làm trung tâm này hoạt hóa acid arachidonic, làm sản sinh monoamin gây thay đổi setpoint (điểm đặt nhiệt) dẫn tới tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt toàn cơ thể, gây ra cơn sốt.
- Một con đường khác bắt đầu khi các lympho T kết hợp với kháng nguyên, sẽ tiết ra lymphokin kích hoạt bạch cầu đa nhân và đại thực bào tíết ra chất gây sốt nội sinh. Các diễn tiến tiếp sau đó là tương tự.
V. Phân Loại Sốt:
- Sốt liên tục: sốt cao kéo dài qua các ngày, thường gặp trong sốt thương hàn, viêm phổi, sốt xuất huyết.
- Sốt ngắt quãng: sốt một ngày sau đó hạ trong vài ngày rồi lại sốt trở lại, thường có chu kì gặp trong sốt rét
- Sốt hồi quy: sốt cao rồi giảm dần, sau đó sốt trở lại, gặp trong nhiễm xoắn khuẩn Lepstopira
- Sốt dao động: sốt ở một khoảng thời gian nhất định trong ngày, sau đó giảm sốt, gặp trong lao phổi hoặc viêm đường hô hấp trên
VI. Đặc Điểm Sốt Theo Từng Nguyên Nhân Khác Nhau:
1. Sốt do virus (hay sốt siêu vi/sốt virus)
- Virus là một loại vi sinh vật truyền nhiễm rất nhỏ. Chúng lây nhiễm và nhân lên trong tế bào của cơ thể bạn.
- Sốt là cách cơ thể chống lại virus. Nhiều loại virus rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, nên khi nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ khiến virus bị tiêu diệt hoặc không thể nhân lên.
- Bị nhiễm virus gây cảm lạnh, cơ thể thường sốt nhẹ. Virus cúm hay virus sốt xuất huyết thường gây sốt cao, kéo dài.
Sốt là cơ chế phòng vệ của cơ thể, để chống lại tác nhân gây bệnh
Chẩn đoán và điều trị sốt virus
- Để chẩn đoán sốt virus, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu máu để xét nghiệm số lượng bạch cầu trong cơ thể trước khi kết luận.
- Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi không dùng kháng sinh vì virus không đáp ứng với kháng sinh. Thay vào đó, điều trị tập trung vào các giải pháp hạ sốt, nghỉ ngơi để cơ thể tăng cường miễn dịch chống lại virus xâm nhập
2. Sốt do vi khuẩn gây nhiễm trùng
Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, có khả năng tự sinh sản. Hầu hết các vi khuẩn đều vô hại chỉ có khoảng 1% gây bệnh ở người. Bị nhiễm vi khuẩn dẫn tới nhiễm trùng gây sốt cao. Một số loại nhiễm khuẩn gây sốt cao như:
- Viêm họng do liên cầu khuẩn
- Viêm màng não do vi khuẩn
- Viêm mô tế bào
- Uốn ván
- Viêm phổi.
Chẩn đoán và điều trị sốt nhiễm khuẩn:
- Để chẩn đoán nhiễm trùng do vi khuẩn, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu. Khác với virus, nhiễm vi khuẩn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
- Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh kháng kháng sinh.
3. Sốt do viêm phòng vắc xin
Sốt nhẹ sau tiêm là phản ứng bình thường và vô hại
- Một số loại vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTaP) hoặc mũi tiêm phòng phế cầu khuẩn gây sốt cho trẻ sau khi tiêm. Đây được cho là tác dụng phụ của các loại thuốc này và phản ứng sau khi tiêm được coi là bình thường và vô hại.
- Các loại vắc xin được sản xuất bằng cách nuôi cấy những virus, vi khuẩn trong môi trường đặc biệt nhằm giảm đặc tính độc hại của chúng. Khi đưa vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và làm quen với các tác nhân gây bệnh để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân đó. Sốt nhẹ sau tiêm cho thấy vắc xin có tác dụng do cơ thể đã tự tạo kháng thể mới. Thường phản ứng sốt sau tiêm sẽ biến mất trong 1-2 ngày.
- Tuy nhiên, nếu sau tiêm trẻ sốt cao trên 38,5°C, cần tìm biện pháp để hạ sốt cho trẻ ngay, như uống thuốc hạ sốt, dùng miếng dán hạ sốt, chườm ấm… Nếu trẻ sốt cao, mệt mỏi, li bì hoặc sốt cao co giật, tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám ngay.
4. Sốt do mọc răng
Sốt mọc răng thường sốt dưới 38°C
- Mọc răng có thể gây sốt ở trẻ nhưng thông thường chỉ sốt nhẹ, ở mức dưới 38°C. Sốt mọc răng thường gặp ở trẻ từ 6-16 tháng tuổi, kèm theo các dấu hiệu như chảy nhiều dãi, lười ăn, thích gặm đồ vật xung quanh.
- Sốt mọc răng nếu gây khó chịu cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng các giải pháp hạ sốt không dùng thuốc để bé dễ chịu hơn.
VII. Cách Điều Trị:
- Để điều trị sốt đúng cách cần phải biết nguyên nhân gây ra sốt.
- Trong hầu hết các trường hợp, ngoại trừ tăng thân nhiệt, thì acetaminophen hoặc ibuprofen đều có thể làm hạ thân nhiệt. Nên cung cấp thêm dịch cho cơ thể qua đường miệng hoặc tiêm tĩnh mạch để chống mất nước nếu cần thiết.
- Sốt do nhiễm siêu vi (sốt siêu vi) có thể tự khỏi. Có thể bệnh nhân sẽ được cho những loại thuốc điều trị những triệu chứng đặc biệt khác. Có thể đó là những loại thuốc làm giảm thân nhiệt, trị nghẹt mũi, giảm đau họng hoặc trị sổ mũi. Virus có thể gây nôn ói và tiêu chảy và cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch cùng với dùng thuốc để làm chậm lại tốc độ tiêu chảy và nôn ói. Một số ít loại nhiễm siêu vi có thể được điều trị bằng thuốc kháng siêu vi, trong đó có Herpes và influenza virus. Nếu bệnh nhân có thể uống nước được và triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể về nhà được mà không cần ở lại bệnh viện.
- Những bệnh nhiễm vi khuẩn cần phải có loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để điều trị tùy thuộc và loại vi khuẩn được tìm thấy và nơi ở của nó trong cơ thể người. Các bác sĩ sẽ xác định xem người bệnh có cần phải nhập viện không hay có thể ra về được. Quyết định tùy thuộc vào bệnh hiện tại và những bệnh kèm theo khác của bệnh nhân.
- Hầu hết những trường hợp nhiễm nấm đều có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm.
- Sốt do thuốc có thể giảm sau khi ngưng thuốc.
- Nếu bị huyết khối thuyên tắc, bạn nên đến bệnh viện và sử dụng thuốc tán huyết.
- Đối với bệnh nhân bị sốt do tiếp xúc với nhiệt độ nóng ở môi trường cần phải được làm mát bằng cách cởi bỏ hết quần áo, mở quạt có phun sương, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.
VIII. Các Rối Loạn Cơ Thể Trong Sốt:
-Rối loạn chuyển hóa:
- Thoái hóa glucid diễn ra mạnh mẽ, tăng phân giải glycogen để làm tăng đường huyết, nếu sốt kéo dài sẽ tích nhiều acid lactic gây toan hóa máu
- Thoái hóa lipid, protid cũng được tăng cường để đáp ứng nhu cầu cơ thể, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây hại cho nội môi
- Ngoài ra, cơ thể còn đòi hỏi các vitamin B và C, hormon aldosterol và ADH,…
-Rối loạn các cơ quan:
- Tăng nhịp tim, tần số mạch đập
- Tăng thông khí, thở nhanh và sâu
- Ăn uống không ngon miệng do giảm tiết men và giảm co bóp ống tiêu hóa
- Đa niệu trong giai đoạn sốt tăng và sốt lui, thiểu niệu trong giai đoạn sốt đứng.
- Tăng ACTH, tăng chức năng gan, tăng hệ miễn dịch
IX. Truyền Nước Trong Sốt Và Các Vấn Đề Cần Lưu ý:
Tùy theo tình trạng của người bệnh và nguyên nhân gây sốt sẽ có những chỉ định truyền nước khác nhau nhưng về cơ bản việc bù dịch bằng phương pháp truyền là hiệu quả nhất so với phương pháp bù dịch bằng đường uống
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tìm nguyên nhân sốt cũng như điều trị hiệu quả Hotline : 0979034115
Category: bài viết kingmed
Theo dõi
0 Góp ý